Các vấn đề về da hay gặp ở trẻ
Làn da đóng vai trò là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại như tia cực tím, khói bụi, vi khuẩn gây bệnh,… Da của em bé rất mong manh, độ dày chỉ bằng 40-60% da của người lớn và tuyến lông bảo vệ cũng ít hơn. Vì vậy, trong những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ rất dễ bị viêm da nếu như mẹ không biết chăm sóc đúng cách.
Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và dễ bị kích ứng
Hăm tã
Hăm tã là tình trạng da bé xuất hiện viêm đỏ, sưng ngứa, thậm chí bị loét tại những khu vực quấn tã như mông, bẹn hay cơ quan sinh dục. Nguyên nhân có thể là do loại tã bỉm mẹ sử dụng không đảm bảo, mẹ không thay bỉm thường xuyên và vệ sinh không đúng cách khiến da bé phải tiếp xúc với chất thải trong thời gian dài. Đôi khi, mẹ sử dụng những sản phẩm kem bôi, sữa tắm, phấn rôm không phù hợp cũng có thể khiến da bé bị kích ứng dẫn đến hăm tã.
Hăm tã khiến trẻ đau rát và khó chịu
Rôm sảy
Cũng như hăm tã, rôm sảy là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa hè. Do cấu trúc các tuyến mồ hôi trên da trẻ chưa hoàn thiện, khi thời tiết nắng nóng, mồ hôi không thoát ra được sẽ bít tắc lại dẫn đến rôm sảy. Rôm sảy có thể xuất hiện ở cổ, lưng, mặt, đầu, những vị trí da có nếp gấp,…Trẻ khi bị rôm sảy sẽ rất ngứa ngáy và càng gãi nhiều thì rôm sảy sẽ càng lan rộng ra.
Rôm sảy là tình trạng phổ biến vào mùa hè
Côn trùng đốt
Dường như làn da non nớt của con luôn là tâm điểm tấn công của các loại côn trùng, nhất là muỗi. Muỗi đốt khiến da bé sưng đỏ, ngứa ngáy và khi bé gãi trầy xước da, vết thâm để lại rất lâu biến mất.
Da trẻ mỏng manh thường là tiêu điểm tấn công của côn trùng
Chăm sóc như thế nào để da bé luôn khỏe mạnh?
Luôn chú trọng việc làm sạch
Theo các chuyên gia, trung bình khoảng 4 tiếng mẹ nên thay bỉm cho trẻ một lần để con không phải chịu cảnh ẩm ướt quá lâu trong mồ hôi và chất thải. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên căn cứ theo thói quen đi vệ sinh của trẻ và kiểm tra thường xuyên để tránh tình trạng bỉm bị tràn ra ngoài.
Mùa hè mẹ nên tắm cho bé mỗi ngày
Vào mùa hè, mẹ cần tắm cho trẻ mỗi ngày để giữ da con luôn sạch khỏe, thoáng mát, không bị bết rít mồ hôi, bụi bẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Mẹ nên cho trẻ tắm bằng nước ấm vừa phải cùng sữa tắm, chà xát nhẹ nhàng, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Tốt nhất là mẹ hãy chọn những loại sữa tắm có nguồn gốc thảo dược dịu nhẹ, vừa làm sạch, vừa có tính kháng khuẩn sẽ giúp con loại bỏ hăm tã, rôm sảy nhanh hơn
Bôi kem trị hăm tã, rôm sảy cho con
Việc bôi kem trị hăm tã, rôm sảy cho con nên thực hiện sau khi tắm và trước khi đi ngủ cho bé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm. Trong đó nhiều sản phẩm chứa các chất có hại cho da như cồn, paraben, perfume (chất tạo hương), sulfate, chất nhuộm, corticoid Do đó, khi lựa chọn kem bôi da cho bé, mẹ nên tránh những sản phẩm chứa các chất này nha.
Mẹ nhớ cẩn thận khi lựa chọn kem bôi hăm tã, rôm sảy cho con
Khi con bị côn trùng đốt
Khi bé bị côn trùng đốt, mẹ có thể dùng khăn sạch lau vị trí côn trùng đốt rồi bôi kem giảm ngứa và kích ứng cho con. Nếu con có nhiều vết thâm trên da, mẹ cũng có thể sử dụng các loại kem bôi để giúp con làm mờ thâm.
Cẩn thận khi chọn lựa bỉm tã
Như đã nói ở trên, việc mẹ chọn loại tã bỉm không đảm bảo chất lượng hoặc bỉm không vừa kích cỡ, bỉm quá chật cũng có thể là nguyên nhân khiến con bị hăm tã. Do đó, để tránh tình trạng này, mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn các loại bỉm của những thương hiệu uy tín và chọn đúng size theo cân nặng của con để con có thể thoải mái nhất khi đóng bỉm.
Chọn tã bỉm đảm bảo chất lượng cũng là cách giúp con ngừa hăm tã
Trên đây là những chia sẻ về cách chăm sóc da bé khoa học, từ đó giúp bé khoẻ mạnh và phát triển toàn diện hơn. Mẹ bỉm sữa nhớ theo dõi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích từ MyKids nhé.