Biến chứng sốt nguy hiểm, mẹ chớ chủ quan
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ em nhưng hay gặp nhất là sốt do nhiễm trùng (có thể là do virus và vi khuẩn). Bên cạnh đó, trẻ mọc răng hay chích ngừa xong cũng có thể bị sốt.
Trẻ sốt quá cao không được xử trí kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm
Trẻ sốt quá cao (trên 40 độ) rất dễ bị co giật, để lại di chứng trên thần kinh, não bộ. Có những trẻ chỉ sau một đêm sốt cao tay chân vận động khó khăn do bại não. Ngoài ra, sốt cao còn gây ra biến chứng trên tim mạch, hô hấp, rối loạn đông máu,….thậm chí là tử vong nếu diễn tiến quá nặng và không được xử trí kịp thời
Làm gì khi bé có dấu hiệu sốt?
Khi trẻ sốt, các triệu chứng có thể nhận thấy rõ là:
- Mệt mỏi, nhợt nhạt
- Thở nhanh
- Trẻ biếng ăn, quấy khóc, cáu kỉnh
- Trẻ kêu đau mỏi toàn thân
- Và khi mẹ cặp nhiệt độ, thân nhiệt của trẻ tăng trên 37,5 độ thì được xem là sốt.
Trẻ có thân nhiệt trên 37,5 độ được xem là sốt
Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, trong trường hợp trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ) mẹ chưa cần dùng đến thuốc hạ sốt. Ở giai đoạn này, mẹ nên sử dụng những biện pháp vật lý như chườm khăn ấm tại các vị trí có mạch máu lớn đi qua như nách, trán, bẹn, bàn tay, bàn chân và mặc áo thoáng mát cho trẻ để hạ nhiệt nhanh hơn. Khi trẻ sốt cao (trên 38,5 độ), mẹ cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay để tránh biến chứng co giật nguy hiểm. Đồng thời, mẹ cũng nên giúp trẻ chườm ấm để nhanh chóng cắt được cơn sốt.
Về thuốc hạ sốt, hiện nay paracetamol vẫn là ưu tiên hàng đầu được các bác sĩ khuyên dùng cho cả người lớn và trẻ em. Thuốc hạ sốt cũng có nhiều dạng sử dụng như viên đặt hậu môn, dạng sủi, dạng bột pha hỗn dịch, dạng viên nén uống trực tiếp. Mẹ có thể căn cứ vào tình hình của trẻ để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Lưu ý, khoảng cách giữa hai lần dùng paracetamol tối thiểu là 4 tiếng để tránh quá liều.
Chườm khăn hạ sốt chuẩn nhi khoa cho bé
Dù là sốt cao hay sốt nhẹ thì giải pháp chườm thêm khăn hạ sốt để giúp trẻ nhanh chóng thải nhiệt luôn được các chuyên gia khuyến khích. Tuy nhiên, mẹ nhớ là chườm khăn ấm chứ không phải khăn lạnh. Một số mẹ nhầm tưởng rằng chườm khăn lạnh sẽ giúp con làm mát và giảm nhiệt nhanh hơn, điều này là hoàn toàn sai. Khăn lạnh đột ngột sẽ làm co các mạch máu ngoại vi, giảm lưu thông máu đồng thời co nhỏ lỗ chân lông, từ đó giảm thoát nhiệt ra khỏi cơ thể. Ngược lại, chườm khăn ấm sẽ giúp làm giãn nở lỗ chân lông, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng thải nhiệt, từ đó hạ sốt nhanh hơn.
Chườm ấm cho bé sẽ giúp bé hạ nhiệt nhanh hơn
Hiện nay, nhiều loại khăn hạ sốt được tẩm sẵn dịch chiết thảo dược có tác dụng hạ sốt trên thị trường vô cùng tiện lợi, ví dụ như khăn hạ sốt MyKids. Mẹ có thể ngâm khăn vào chậu nước ấm 3-5 phút rồi bắt đầu chườm trán, cổ, nách, bẹn, bàn tay, bàn chân cho bé. So với dùng khăn mặt thông thường, loại khăn này tiết kiệm được thời gian giặt khăn nhiều lần và chúng cũng thúc đẩy quá trình thải nhiệt cho bé diễn ra nhanh hơn.
Bù nước và điện giải cho trẻ như thế nào?
Khi trẻ sốt kèm tiêu chảy hay nôn mửa sẽ rất dễ mất nước và điện giải. Trong trường hợp này mẹ có thể sử dụng oresol để bổ sung cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ lưu ý pha oresol đúng tỉ lệ theo hướng dẫn sử dụng. Đã có nhiều trường hợp mẹ pha oresol quá đặc cho bé uống làm lượng muối trong máu tăng lên, tăng áp lực thẩm thấu trong máu và gây ra tình trạng co giật, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng trẻ. Ngoài ra, khi trẻ sốt cao liên tục không cắt cơn dù đã thực hiện đủ các biện pháp thì mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Oresol giúp trẻ bù nước và điện giải
Mẹ nắm được cách hạ sốt an toàn cho bé ngay tại nhà sẽ giúp bé tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Đừng quên để lại câu hỏi bên dưới để được chuyên gia giải đáp nếu như mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào nhé.