Công ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân

Vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé, mẹ đã biết?

Theo thống kê của Bộ Y Tế, hiện nay có đến 85% trẻ em đang mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng như tưa lưỡi, sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, răng mọc lệch,...Vì vậy, mẹ cần chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời để giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh răng miệng, từ đó phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ dưới 1 tuổi

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, công việc vệ sinh răng miệng chủ yếu là rơ lưỡi. Đối với trẻ lớn hơn chưa biết cách đánh răng, mẹ cũng có thể dùng cách này để vệ sinh giúp con. Rơ lưỡi cho trẻ mỗi ngày sẽ giúp trẻ tránh xa các bệnh răng miệng, ăn uống ngon hơn, hấp thu tốt hơn, đồng thời hình thành thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sau này

Rơ lưỡi cho trẻ mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh răng miệng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạc rơ lưỡi, hiểu rõ về ưu nhược điểm của từng loại sẽ giúp mẹ chọn được loại gạc phù hợp với bé yêu của mình. 

– Gạc rơ lưỡi truyền thống: Nhiều mẹ lựa chọn dùng nước muối sinh lý và gạc thông thường để giúp trẻ rơ lưỡi. Tuy nhiên, gạc thông thường có thể không đảm bảo được độ sạch, hơn nữa gạc rất dễ bị tưa rơi sợi vải ra miệng bé trong quá trình mẹ chà sát, do đó mẹ nên cân nhắc khi áp dụng cách này.

– Gạc rơ lưỡi dạng que: Đây cũng là một trong những loại gạc rơ lưỡi khá phổ biến. Nhược điểm của loại gạc này là phần vải gạc không được tẩm sẵn dịch đôi khi bị tuột khỏi que, đầu que cứng dễ làm tổn thương niêm mạc miệng khiến bé bị đau và mẹ cũng khó kiểm soát que gạc do khó ước chừng vị trí của que trong khoang miệng. 

Mẹ sẽ khó kiểm soát độ nông sâu khi sử dụng gạc rơ lưỡi dạng que

– Gạc rơ lưỡi tẩm dịch chiết thảo dược: Đây có lẽ là loại gạc được đánh giá cao nhất về cả độ an toàn cũng như độ tiện lợi. Hiện nay rất nhiều loại gạc ngón tay bo tròn có tẩm sẵn dịch chiết thảo dược có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh răng miệng, mẹ tham khảo gạc rơ lưỡi MyKids. Theo đó, mẹ chỉ cần xỏ ngón tay vào là đã có thể làm sạch khắp các ngóc ngách trong miệng bé. 

Dưới đây là các bước rơ lưỡi chuẩn chuyên gia bằng gạc rơ lưỡi tẩm dịch chiết thảo dược:

– Bước 1: Mẹ rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi rơ lưỡi cho bé

– Bước 2: Mẹ xỏ ngón tay vào gạc, bắt đầu rơ xung quanh phần nướu và lợi của bé

– Bước 3: Mẹ luồn nhẹ nhàng ngón tay vào sâu trong lưỡi bé, bắt đầu vuột từ trong ra ngoài để lấy hết các cặn sữa và thức ăn bám lại. Chú ý không làm ngược lại vì dễ để chất cặn bẩn chảy ngược vào họng bé. Trong trường hợp mẹ thấy chưa sạch có thể dùng thêm gạc để tiếp tục vệ sinh kỹ hơn.

Khi nào thì nên bắt đầu đánh răng cho trẻ?

Khi trẻ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên thì mẹ có thể dùng loại bàn chải nhỏ, lông mềm chà nhẹ nhàng để làm sạch và giúp trẻ hình thành thói quen đánh răng. Khi trẻ từ 2 tuổi trở lên, mẹ nên hướng dẫn cho trẻ tự biết cách đánh răng đồng thời khuyến khích để trẻ có ý thức tự bảo vệ răng miệng của mình. 

Mẹ có thể dạy bé cách tự đánh răng khi bé trên 2 tuổi

Lưu ý, đánh răng đúng cách sẽ giúp chúng ta bảo vệ răng miệng, tuy nhiên nếu đánh răng sai cách ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến nướu và răng. Dưới đây là quy trình đánh răng khoa học mà mẹ nên biết:

Bước 1: Súc miệng với nước.

Bước 2: Rửa sạch bàn chải rồi lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ

Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu, đầu lông bàn chải phải tiếp xúc với cả răng và nướu. Đánh răng mặt ngoài trước, gồm tất cả răng ở hàm trên và hàm dưới bằng cách chải nhẹ nhàng với khoảng cách 2- 3 răng từ hàm trên xuống và từ hàm dưới lên, hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng từ 5 – 10 lần để lông bàn chải có thể chui vào từng kẽ răng để lấy được hết thức ăn bám vào răng.

Bước 4: Đánh mặt trong của răng tương tự như mặt ngoài. Đánh tất cả các răng ở hàm trên và hàm dưới bằng động tác chải lên, xuống hoặc xoay tròn.

Bước 5: Đánh răng nhai bằng cách đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng, sau đó nhẹ nhàng đưa bàn chải từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.

Bước 6: Chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thông thường hoặc có thể bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng, để loại bỏ những vi khuẩn gây mùi hôi.

Bước 7: Làm sạch lại khoang miệng bằng cách súc miệng với nước để không còn kem đánh răng trong miệng.

(Nguồn: Bộ Y Tế)

Về vấn đề chọn kem đánh răng, theo chỉ tiêu của EU, kem đánh răng chỉ được phép chứa hàm lượng flour dưới 1500ppm. Với trẻ nhỏ, mẹ nên chọn kem đánh răng với hàm lượng flour theo khuyến cáo dưới đây:

– Trẻ dưới 3 tuổi: Không nên dùng kem đánh răng chứa flour vì hay nuốt kem đánh răng

– Trẻ từ 3-6 tuổi: Nên dùng kem đánh răng có hàm lượng flour khoảng 200-500ppm.

– Trẻ từ 6-11 tuổi : Nên dùng kem đánh răng có hàm lượng flour tối đa 1000ppm

– Trẻ trên 12 tuổi: Có thể dùng kem đánh răng như người lớn.

Mẹ nên lưu ý khi chọn kem đánh răng cho trẻ

Ngoài ra, khi trẻ bắt đầu mọc răng, mẹ nên cho trẻ thăm khám nha khoa 3-6 tháng/lần để xử trí kịp thời khi trẻ sâu răng hoặc răng mọc lệch. 

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích giúp bé chăm sóc răng miệng bé đúng cách. Đừng quên để lại câu hỏi dưới comment để được chuyên gia MyKids giải đáp kịp thời mẹ nhé. 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận